Thép không gỉ inox 304 chứa 18% crom và 8% niken. Ngược lại, thép không gỉ inox 316 chứa 16% crôm, 10% niken và 2% molypden. Sự khác biệt về thành phần hóa học giữa hai loại thép không gỉ này có tầm quan trọng lớn trong việc nhận biết chúng và để xem xét mục đích sử dụng.
Khi nhìn vào bề mặt inox 304 so với inox 316 rất khó nhận thấy sự khác biệt giữa chúng. Tuy nhiên, trong quá trình gia công và sản xuất bằng inox 304 so với inox 316 sự khác biệt có thể rất lớn. Hãy đọc để tìm hiểu cách nhận biết inox 304 và 316 tại đây.
Vì tỷ lệ hàm lượng các nguyên tố hóa học trong thành phần cấu tạo của inox 316 và inox 304 không giống nhau nên dẫn đến đặc tính khác nhau. Mặc dù vậy, nhưng cả hai loại inox này lại rất giống nhau về hình thức và thật khó để phân biệt bằng mắt thường.
Nhưng chúng ta vẫn có nhiều cách nhận biết inox 304 và 316 thông qua phản ứng hóa học khi sử dụng thuốc thử, nam châm hay tia lửa. Cụ thể và chính xác hơn là test mẫu để phân tích các thành phần có ở trong nó. Vậy cách phân biệt inox 304 và 316 được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây!
Cách nhận biết thép không gỉ inox 304 và 316
Inox 316 có hàm lượng Crom, Niken cao hơn inox 304 nhưng không đáng kể (Crom trong inox 304 là 16 – 18%, còn inox 316 là 18%; Niken trong 304 là 8% và inox 316 là 10%).
Đặc biệt trong inox 316 có thêm Molypden – giúp tăng mức độ chống ăn mòn trong môi trường nước chứa Clorua, hóa chất, muối, axit. Thông qua sự khác nhau về đặc tính đó, họ đã tìm được các cách nhận biệt inox 304 và 316 bằng những phản ứng sau:
1. Nhận biết inox 304 và 316 bằng thuốc thử
Phản ứng bề mặt inox 304: Thuốc thử thường dùng là Nitrat bạc (màu vàng) hoặc Axit Nito-benzoic (xanh biển). Nếu là Nitrat bạc thì bề mặt inox 304 chuyển sang màu vàng, nếu là Axit nito-benzoic sẽ chuyển sang màu xanh.
Phản ứng bề mặt inox 316: Còn trên bề mặt inox 316 sau khi thử Axit Nito-benzoic hay Nitrat bạc, chúng vẫn giữ nguyên màu như ban đầu. Thí nghiệm này cũng cho thấy khả năng chống ăn mòn của inox 316 rất tốt, tốt hơn inox 304.
2. Nhận biết inox 304 và 316 bằng tia lửa
Tia lửa của inox 304: Sử dụng máy kiểm tra tia lửa để nhận biết inox 304 và 316 thông qua phản ứng với hợp kim sắt trong inox. Với inox 304 sẽ phát ra tia lửa kém sáng hơn 316.
Tia lửa của inox 316: Còn với inox 316, tia lửa sáng hơn 304. Tuy nhiên cách nhận biết này không được phổ biến vì dễ dẫn đến những kết quả sai lệch, không đảm bảo được chính xác cao bằng phương pháp sử dụng thuốc thử.
3. Nhận biết inox 304 và 316 bằng cách test mẫu thành phần
Thành phần inox 304: Một cách nhận biết inox 304 và 316 nữa là test mẫu thành phần thông qua các phương pháp quang phổ, sẽ xác định được inox 304 vì thành phần có chứa trung bình 16% Crom và 8% Niken.
Thành phần inox 316: Còn với thép không gỉ 316 chứa tới hàm lượng Crom là 18% và 10% thành phần Niken, đặc biệt có thêm 2% Molypden mà inox 304 không có.
4. Nhận biết inox 304 và 316 ký hiệu đánh dấu trên bề mặt
Ký hiệu đánh dấu inox 304: Cách nhận biết này khá nhanh chóng, người đi mua hàng cần phải nắm được cách kiểm tra cơ bản này. Đối với inox 304 thường kí hiệu là SS304, SUS304 lên trên bề mặt.
Ký hiệu đánh dấu inox 316: Còn với 316 thì trên bề mặt inox tấm, cuộn, hộp hay bất kì loại hình nào được làm từ inox này cũng đều được kí hiệu là SS316, SUS316, AISI 316, INOX 316 và UNS S31600.