Inox 304 và 430 cái nào tốt hơn? Inox 304 và inox 430 là hai trong bốn mác thép không gỉ phổ biến thường xuất hiện trên thị trường hiện nay
Inox 304 và 430 cái nào tốt hơn về khả năng chống ăn mòn
Inox 304: Được bổ sung Niken (Ni) vào hợp kim cho phép inox 304 sở hữu khả năng chống ăn mòn mạnh mẽm tuy vậy cần tránh môi trường Clorua (nước muối) nếu không muốn bề mặt inox bị rỗ.
Inox 430: Cũng được sở hữu khả năng chống ăn mòn như các loại inox khác nhờ lượng Crom (Cr) cao. Nhưng cũng như inox 304 430 cần tránh xa môi trường Clorua (nước muối) và môi trường axit mạnh khác để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm.
Khả năng chịu nhiệt Inox 304 và 430
Inox 304: Khả năng chịu nhiệt cao của inox 304 và inox 430 gần như tương tự nhau khi khả năng kháng nhiệt không liên tục có thể lên đến 850 độ C. Nhiệt độ nóng chảy của loại loại thép 304 này từ 1400 – 1450 độ C.
Inox 430: Nhiệt độ nóng chảy của inox 430, là 1425 – 1510 độ C. Tuy nhiên loại thép 430 này thường chỉ sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao vì khả năng chịu nhiệt thấp rất kém và dễ gây ra tình trạng nứt vỡ.
Khả năng gia công Inox 304 và 430
Inox 304: Đặc tính cho phép inox 304 gia công nguội không cần nhiệt giúp loại thép không gỉ này dễ dàng ép, kéo dãn và dễ hàn hơn. Nhưng cần cẩn thận hơn vì loại thép 304 dễ bị cứng lại trong quá trình gia công nguội.
Inox 430: Ngược lại, inox 430 khó gia công hơn do chỉ sử dụng phương pháp hàn nóng, kết cấu dễ gãy vỡ cũng gây ra khó khăn khi hàn. Tuy vậy vẫn có thể dễ dàng uốn cong và kéo dài.
Độ cứng Inox 304 và 430 tốt hơn?
Inox 304: Độ cứng thép không gỉ được đo bằng chỉ số BHN dựa trên khả năng chống lại vết lõm vĩnh cửu của hợp kim. Chỉ số càng cao vật liệu càng cứng. BHN của inox 304 là 201 nên sở hữu độ cứng và kết cấu ổn định hơn.
Inox 430: Ở Inox 430, chỉ số BHN là 183 nên độ cứng rất thấp, ngoài ra việc thiếu các nguyên tố ổn định làm kết cấu nội bộ của loại thép này rất giòn và dễ bị gãy vỡ.
Từ tính của Inox 304 và 430
Inox 304: Thép không gỉ Austenitic với đặc trưng không có từ tính, nên loại inox 304 này không sở hữu đặc tính đó. Dĩ nhiên khả năng từ tính của 304 vẫn có thể xuất hiện sau quá trình gia công nếu không ủ.
Inox 430: Ở inox 430 so với 304 hoàn toàn ngược lại, loại thép không gỉ này mang từ tính rất cao bởi đặc tính thừa hưởng của loại Ferritic. Cho phép loại thép này ứng dụng trong 1 số trường hợp đặc biệt.
Đặc tính dẫn điện Inox 304 và 430
Inox 304: Đặc tính của thép không gỉ khiến khả năng dẫn điện của inox 430 và inox 304 khá kém, điện trở suất là 7.496×10−7Ω⋅m7.496×10−7Ω trong khoảng 10 – 15% so với kim loại dẫn điện.
Inox 430: Sự tồn tại của Sắt (Fe) trong inox 430 khiến khả năng dẫn điện của loại thép không gỉ này kém hơn nữa. Vì chúng có khả năng phá vỡ cấu trúc mạng tinh thể, làm inox dẫn điện kém hơn.
Giá Inox 304 và 430
Inox 304: Thành phần hoá học chứa Niken (Ni) là nguyên nhân chính khiến inox 304 so với 430 mắc hơn, vì đây là nguyên liệu có biên độ dao động giá trên thị trường rất cao dẫn đến chi phí sản xuất chung tăng.
Inox 430: Trong khi đó, so sánh inox 430 và 304 thì giá thành của inox 430 rẻ hơn nhiều do chỉ có <0.75% thành phần Niken (Ni). Tuy vậy hàm lượng Niken (Ni) thấp là nguyên nhân chống ăn mòn yếu ở 430. Giá của inox 430 so với 304 chỉ chiếm khoảng 55 – 75%
Ứng dụng Inox 304 và 430 loại nào phổ biến hơn?
Inox 304: Là loại thép không gỉ đứng đầu trong mức độ phổ biến, inox 304 được ưa chuộng hơn so vì khả năng ổn định, gia công dễ dàng. Điển hình là các thiết bị tiêu dùng nhà bếp như tủ lạnh, máy rửa chén hay bề mặt vệ sinh ngành thực phẩm.
Inox 430: Nhờ vào giá thành rẻ mà inox 430 chiếm vị trí thứ 2 trong mức độ phổ biến. Thường xuất hiện trong các ứng dụng nhiệt độ cao. Dễ thấy nhất là ứng dụng từ tính làm khoan vặn vít trong ngành xây dựng, vỉ nướng trong tiêu dùng.